Thủ Tục Thông Quan Tờ Khai Luồng Vàng

Thủ Tục Thông Quan Tờ Khai Luồng Vàng

- Bước 1: Người khai hải quan đề nghị được phép hủy tờ khai hải quan đã đăng ký;

Thủ tục huỷ tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục huỷ tờ khai hải quan như sau:

a) Trách nhiệm người khai hải quan:

a.1) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này, người khai hải quan khai thông tin đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp đề nghị hủy tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;

a.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan theo quy định tại điểm d.1, điểm d.2, điểm d.3 khoản 1 Điều này, người khai hải quan gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu.

Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ, thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống;

b.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai;

b.3) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này:

b.3.1) Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng do các cơ quan chức năng khác cung cấp bằng văn bản thì tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng chỉ được hủy sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

b.3.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống thì sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;

b.3.3) Thông báo cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, khấu trừ thuế, không thu thuế đối với hàng hóa thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu đã hủy.

b.4) Đối với tờ khai hải quan giấy, ngoài thực hiện các nội dung tương ứng tại điểm b.1, điểm b.2 và điểm b.3 khoản này, công chức hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.

Như vậy, người khai hải quan gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu, cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ, thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo.

Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;

25/VBHN-BTC(2018)         Hợp nhất Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC. Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu      06/09/2018

Điều 19. Đăng ký tờ khai hải quan

1. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan

a) Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;

b) Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;

c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng.

Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan

1. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu:

a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:

a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;

a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.

b) Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):

b.1) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu); hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;

b.2) Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

2. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu:

a) Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện;

b.1) Hàng hóa là sản phẩm xuất khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tái xuất sau khi đã tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp xuất khẩu) DNCX được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện; trừ trường hợp hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;

b.2) Trường hợp DNCX xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

Đối với người nước ngoài khi nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn phải làm thủ tục nhập cảnh gồm 2 thủ tục cơ bản như sau: Điền thông tin thủ tục nhập cảnh và điền tờ khai hải quan. Tất nhiên thông tin sẽ ghi bằng Tiếng Nhật và có thêm ngôn ngữ thông dụng nhiều người dùng như Tiếng Anh, Tiếng Trung. Bạn có thể chọn ghi bằng ngôn ngữ nào cũng được. Lưu ý là khi tái nhập cảnh (sau khi về nước một thời gian) bạn chỉ cần ghi thông tin vào tờ khai hải quan mà không cần ghi tờ khai nhập cảnh.

Khi bạn xuất phát từ Việt Nam, có thể bay thẳng hoặc Transit (bay quá cảnh) qua sân bay nào đó trước khi đến Nhật. Với các hãng bay nước ngoài hoặc Vietnam Airline khi gần đến bất kỳ sân bay nào của Nhật Bản, bạn sẽ được phát cho tờ giấy Thủ tục nhập cảnh và tờ khai hải quan để bạn điền thông tin trước. Bạn có thể được hỏi về chọn ngôn ngữ nào mà bạn hiểu để ghi thông tin. Khi xuống sân bay chỉ việc nộp cho nhân viên hải quan, như vậy sẽ đỡ mất thời gian đi tìm chỗ để giấy này hoặc đông người thì phải chờ đợi người khác viết xong bạn mới có chỗ để ghi thông tin. Tất nhiên đối với những người đã có kinh nghiệm rồi thì không có gì quá khó khăn. Với những bạn lần đầu đến Nhật hoặc lần đầu đến sân bay nào đó ở Nhật thì có thể sẽ bị mất thêm một chút thời gian.

Tuy nhiên kinh nghịệm mình đã từng bay hãng Vietjet Air, đây là hãng bay giá rẻ nên sẽ không được phát những giấy tờ như trên khi ở trên máy bay, vậy khi xuống sân bay bạn cần hỏi nhân viên hướng dẫn ở đó hoặc thấy chỗ nào đông người đứng viết, bạn có thể ra hỏi hoặc tìm tờ khai để ghi thông tin.

Hiện nay trên trang của Bộ tư pháp của Nhật đã có hướng dẫn về cách ghi thủ tục này với 9 thứ tiếng, trong đó có Tiếng Việt, nên bạn có thể yên tâm là nó dễ hiểu. Hình ảnh minh hoạ bằng Tiếng Việt đi kèm Tiếng Nhật như dưới đây.

II. Ghi thông tin vào tờ khai hải quan

Cách điền thông tin vào tờ khai hải quan:

Sau khi bạn cầm trên tay tờ khai nhập cảnh và tờ khai hải quan, bạn xếp hàng và chờ làm thủ tục checkin. Thủ tục sẽ bao gồm, lấy vân tay, chụp ảnh (bạn nhìn thẳng vào camera), và sẽ nhận một vài câu hỏi đơn giản của công an hải quan. Trường hợp bạn đã có nhiều lần sang Nhật hoặc có visa kỹ sư, chuyên gia thì có thể không bị hỏi. Sau thủ tục checkin bạn ra băng chuyền lấy đồ và đã chính thức nhập cảnh vào Nhật Bản rồi đó.

Hy vọng với thông tin như trên bạn có thể tự tin khi làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại đất nước văn minh này.

Trên đây là thông tin hướng dẫn điền tờ khai hải quan khi nhập cảnh Nhật Bản. Hiện nay để thủ tục được thuận lợi hơn, bạn có thể khai báo hải quan online nhập cảnh Nhật Bản, khi làm thủ tục chỉ cần cho xem mã QR code, sẽ thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn.

Khi tái nhập cảnh (sau khi về nước một thời gian) bạn chỉ cần ghi thông tin vào tờ khai hải quan (mục II) mà không cần ghi tờ khai nhập cảnh (mục I). Tham khảo tại đây: Một số lưu ý về thủ tục tái nhập cảnh trước khi về nước

Nguồn image: http://www.immi-moj.go.jp