Mặt Hàng Xuất Khẩu Chủ Yếu Đông Nam Bộ Thời Kỳ Khẩn Hoang Là

Mặt Hàng Xuất Khẩu Chủ Yếu Đông Nam Bộ Thời Kỳ Khẩn Hoang Là

Bốn tháng đầu năm 2024, phile cá tra đông lạnh tiếp tục là mặt hàng cá tra chủ lực xuất khẩu sang Mỹ, chiếm tới 98% tỷ trọng.

Phương tiện vận tải và phụ tùng

Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 12,06 tỷ USD vào năm 2022, tăng 13,6% so với năm 2021.

​​Việt Nam xuất khẩu phương tiện vận tải sang nhiều thị trường trên toàn cầu. Các sản phẩm xuất khẩu bao gồm xe máy, ô tô, xe tải và các phương tiện chở hàng khác. Các thị trường chính cho xuất khẩu phương tiện vận tải của Việt Nam bao gồm các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 6 (1-15/6/2023), xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 527 triệu USD, qua đó nâng tổng kim ngạch tính từ đầu năm đến 15/6 của mặt hàng này đạt 6,024 tỷ USD.

Thuỷ sản các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 10,93%, tăng 23,1% so với năm 2021. Đây được đánh giá là tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và dần ổn định trở lại sau Covid 19.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn…

Về thị trường xuất khẩu, top 6 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Anh. Trong đó, Nhật Bản là thị trường thay thế Mỹ trở thành thị trường số 1 với kim ngạch xuất khẩu 444 triệu USD.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương(NOAA), tháng 5/2023, Mỹ nhập khẩu 62.401 tấn tôm, trị giá 523,6 triệu USD, giảm 17% về sản lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng thứ 11 giảm liên tiếp. Như vậy, tổng sản lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ 5 tháng đầu năm đạt 299.724 tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, giảm 18% về lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt tới 2,75 tỷ USD, bằng 81,8% của cả năm 2022.

Hiện thị trường Trung Quốc chiếm tới 95% giá trị xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam. Đây là kết quả rất tích cực từ việc Việt Nam chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc vào tháng 7/2022.

Năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỉ giá USD/VND tăng mạnh đột biến.

Tuy nhiên, cũng chính việc xuất khẩu ồ ạt đã khiến nguồn cung trong nước giảm xuống mức rất thấp kể từ cuối năm 2022 đến nay. Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam đánh giá: "Trong giai đoạn quý II và quý III năm ngoái, khi nhu cầu cao và tỉ giá có lợi, các doanh nghiệp đã tích cực thu gom cà phê từ nông dân và đẩy mạnh xuất khẩu. Giá nội địa và xuất khẩu đều tốt, dẫn đến việc đẩy hàng đi nhiều nhất có thể. Điều này khiến tồn kho thực tế đã giảm mạnh từ cuối năm 2022 và ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn đầu năm 2023".

Source (16/02/2023): https://baochinhphu.vn/xuat-khau-ca-phe-diem-sang-trong-nhieu-thach-thuc-102230216105807171.htm

Mong rằng với những chia sẻ từ ALS, các doanh nghiệp đã có cái nhìn chi tiết hơn về những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó dễ dàng nắm bắt thị trường và có phương án kinh doanh phù hợp nhất.

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  Email: [email protected]: 1900 3133Website: https://als.com.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Thị trường xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trưởng xuất khẩu theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu, nếu năm 2000 mới có 7 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 500 triệu USD (Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ), thì đến năm 2004 đã cao gấp đôi, lên 13  (thêm Anh, Hàn Quốc, Malaixia, Hà Lan, Pháp, Bỉ).

Mỹ hiện là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là nước có tốc độ tăng rất cao: năm 2004 gấp trên 6,8 lần năm 2000, bình quân 1 năm tăng 61,6%, cao gấp nhiều lần tốc độ tăng chung.

Đây là kết quả của việc ký Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần qua xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gặp khó khăn sau các vụ kiện cá basa, tôm, hạn ngạch dệt may, tiền đặt cọc xuất khẩu thuỷ sản (5 tháng đầu năm 2005 chỉ tăng 13,2%, tỷ trọng chỉ còn chiếm 16,8%) và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ so với tổng kim ngạch nhập khẩu lên đến 1526 tỷ USD của Mỹ còn rất nhỏ (chiếm chưa đến 3,3%), nên việc mở rộng mặt hàng (để tránh dồn vào những mặt hàng đã có kim ngạch lớn) và với kết quả đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO trong chuyến thăm Mỹ mới đây của Thủ tướng Phan Văn Khải, thì Mỹ vẫn là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ là dệt may, thuỷ sản, giày dép, dầu thô, sản phẩm gỗ, hạt điều nhân, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, hạt tiêu...

Nhật Bản  là nước nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Năm 2004 đạt 3.502,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2000. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu vào Nhật Bản tăng tới 37,5%, cao gấp hơn hai lần tốc độ chung và tỷ trọng đã tăng lên đạt 14%. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là thủy sản, dệt may, dầu thô, dây điện và  cáp điện, điện tử vi tính và linh kiện, sản phẩm gỗ, giày dép, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, rau quả, cao su, gỗ...

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam . Năm 2004 đã đạt 3725,5 triệu USD, tăng 78% so với năm 2000, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đông nhất thế giới và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng như kết quả đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gia tăng nhanh. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thô, cao su, thuỷ sản, hạt điều, than đá, rau hoa quả, cao su...

Ôxtrâylia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam . Nếu năm 1995 mới đạt 55,4 triệu USD thì năm 2000 đã đạt 1.272,5 triệu USD và năm 2004 đạt 1.821,7 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang Ôxtrâylia chiếm 6,9%. Năm tháng 2005, xuất khẩu sang thị trường này tăng tới 73,7%. Mặt hàng chủ yếu là dầu thô, thuỷ sản, hạt điều nhân, sản phẩm gỗ, giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, cà phê...

Xingapo là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam đồng thời cũng là thị trường khá sớm. Năm 1995 đạt 689,8 triệu USD, năm 2000 đạt 885,9 triệu USD, năm 2004 đạt 1.370 triệu USD. Mặt hàng chủ yếu là dầu thô, hàng thuỷ sản, điện tử, máy tính và linh kiện, cao su, gạo, hàng dệt may, cà phê, hạt tiêu, giày dép, lạc nhân, hạt điều, hàng rau quả...

Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam . Năm 1995 đạt 218 triệu USD, năm 2000 đạt 730,3 triệu USD, năm 2004 đạt 1.066,2 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang đây bao gồm giày dép, dệt may, cà phê, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, cao su, điện tử  máy tính và linh kiện, hạt tiêu...

Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam . Năm 1995 mới đạt 74,6 triệu USD, năm 2000 đạt 479,1 triệu USD, năm 2004 đạt 1.011,4 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Anh là giày  dép, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng, cà phê, hàng thuỷ sản, hạt điều nhân, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su...

Ngoài 7 ềđại giaể đạt trên 1 tỷ USD như trên, còn có 6 nước và vùng lãnh thổ khác đạt trên 500 triệu USD là Đài Loan 905,9 triệu USD, Hàn Quốc 603,5 triệu USD, Malaixia 601,1 triệu USD, Hà Lan 581,8 triệu USD, Pháp 557 triệu USD, Bỉ 512,8 triệu USD. Triển vọng có thêm Philippin, Indonexia, Thái Lan...

Về nhập khẩu, có các thị trường chủ yếu sau đây.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam . Nếu năm 1995 mới có 329,7 triệu USD thì năm 2000 đã là 1401,1 triệu USD, năm 2004 lên đến 4456,5 triệu USD. Mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc là xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép, hoá chẩt, phụ liệu giày dép, điện tử vi tính và linh kiện, rau hoa quả, xe máy, ngô, sợi dệt đã xe, phụ liệu may mặc, lúa mỳ, động cơ đốt trong, phụ liệu thuốc lá, tàu thuyền, thiết bị, ôtô, nhôm, nguyên phụ liệu dược phẩm... Trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn, năm 2004 lên đến 1721 triệu USD, đứng thứ 4 trong các nước.

Đài Loan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam . Nhập khẩu năm 2000 là 1879,9 triệu USD, năm 2004 là 3698 triệu USD. Hàng nhập khẩu chủ yếu là vải, phụ liệu dệt may da, xăng dầu, sắt thép, chẩt dẻo, sợi dệt, ôtô, thiết bị dệt may, giấy, xe máy.... Đồng thời, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu ngày một lớn với Đài Loan: năm 2000 là 1123,3 triệu USD, đến năm 2004 là 2792,1 triệu USD, lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ.

Xingapo là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam . Năm 2000 là 2694,3 triệu USD, năm 2004 là 3618,5 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở Xingapo là xăng dầu, điện tử vi tính và linh kiện, chẩt dẻo, phụ liệu thuốc lá, hoá chẩt, sắt thép, nhôm, phân bón, giấy, nhựa đường, thiết bị, tàu thuyền, tân dược,... Tuy nhiên, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu đối với Xingapo và nhập siêu từ đây hiện lớn thứ 3 sau Đài Loan và Hàn Quốc: năm 2000 là 1808,4 triệu USD, năm 2004 là 2248,5 triệu USD.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam: năm 2000 là 2300,9 triệu USD, năm 2004 là 3552,6 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu từ đây là sắt thép, điện tử máy tính, ôtô, vải, thiết bị, chẩt dẻo, hàng dệt may, xe máy, hoá chẩt, đồng, phân bón, giấy...Việt Nam đã chuyển từ vị thế xuất siêu (trước 2002) sang nhập siêu (từ 2002) tuy mức nhập  siêu còn nhỏ.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam: năm 2000 là 1753,6 triệu USD, năm 2004 là 3328,4 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc là vải, ôtô, phụ liệu giày dép, sắt thép, phụ liệu may mặc, chẩt dẻo, điện tử máy tính và linh kiện, thiết bị, xăng dầu, sợi dệt, tân dược, nhôm, giấy, hoá chẩt, kẽm, phân bón, đồng...Trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc, Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu; mức nhập siêu hiện lớn thứ 2 sau Đài Loan: năm 2000 là 1401 triệu USD, năm 2004 là 1810,9 triệu USD.

Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam với kim ngạch năm 2004 lên đến 1858 triệu USD và nhập siêu từ đây cũng đã lên đến 1367,1 triệu USD, lớn thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ.

Malaxia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7, hiện đã vượt mức 1,2 tỷ USD. Nhập siêu từ đây cũng lớn thứ 7, lên tới 613,6 triệu USD.

Mỹ là thị trường nhập khẩu đứng thứ 8 với kim ngạch 1127,4 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam luôn luôn ở vị thế xuất siêu, với mức xuất siêu lớn và liên tục tăng lên (năm 2000 là 369,4 triệu USD, năm 2004 là 3364,9 triệu USD).

Hồng Kông là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam , hiện đã đạt 1074,7 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Hồng Kông, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu, hiện đã ở mức 695 triệu USD, lớn thứ 6 trong các nước và vùng lãnh thổ.

Ngoài 9 “đại gia” như trên, còn có một số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu vượt 500 triệu USD, như Đức, Liên bang Nga, Inđônêxia, Thụy Sỹ, Pháp.