Hưng Yên, một tỉnh thành không nổi bật với nhiều cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, nhưng lại được biết đến với bề dày truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng. Nằm giữa lòng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên không chỉ là một vùng đất giàu lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Vậy, Hưng Yên thuộc miền nào? Đây là câu hỏi thú vị mà nhiều người muốn khám phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí địa lý, các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên, cũng như những nét đặc trưng văn hóa, món ăn và đặc sản nổi tiếng của nơi đây. Hãy cùng iDiaDiem dạo bước vào hành trình tìm hiểu về tỉnh Hưng Yên và những điều thú vị mà nó mang lại!
– Làng Nôm – quần thể làng cổ xưa nhất Việt Nam
Đến với tỉnh Hưng Yên, nếu bạn đang cố tìm kiếm một địa chỉ check – in tuyệt vời, xin đừng bỏ lỡ làng Nôm. Ngôi làng này tồn tại lâu nhất trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tại nơi đây, bạn sẽ được hòa mình với cây đa, bến nước, những mái nhà tranh thấp thoáng quen thuộc,…
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng Nôm vẫn hiên ngang tồn tại cho đến ngày nay.
– Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị
Đây là ngôi chùa sở hữu kiến trúc dát vàng cực kỳ ấn tượng. Vẻ đẹp hào nhoáng, làm mê đắm lòng người khiến du khách cứ ngỡ mình đang lạc vào các công trình chùa chiền của Thái Lan.
Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị
Đây là một trong những làng nghề với truyền thống làm hương lâu đời. Đến nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những bó hương rực rỡ sắc màu.
Bạn có thể trải nghiệm về quy trình, công đoạn làm hương thông qua người dân bản địa. Từng bó hương được tạo nên tỉ mỉ, được ra đời từ lòng yêu nghề trắc ẩn của người dân tỉnh Hưng Yên.
Đây là một trong những thương cảng tồn tại lâu đời nhất Việt Nam. Thật không khó để bắt gặp câu thơ “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Địa danh này đã từng gắn với một thời vàng son của lịch sử dân tộc.
Bạn sẽ được đắm mình vào khung cảnh những khóm hoa Cúc vàng rạng rỡ khi đặt chân đến nơi đây. Đặc biệt, chúng sẽ nở rộ vào tháng 12 hàng năm.
Từng bông cúc nhỏ thi nhau đua nở khiến khung cảnh càng thêm tuyệt sắc và mê đắm lòng người.
Không chỉ được hòa mình nơi cảnh thiên nhiên tuyệt sắc tại tỉnh Hưng Yên, du khách còn có thể thưởng thức những đặc sản chỉ nơi đây mới có.
Đến với du lịch Hưng Yên, du khách sẽ không thể nào quên hương vị của những món ăn:
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc làm rõ câu hỏi Hưng Yên thuộc miền nào và khám phá những thông tin hữu ích về số lượng thành phố, huyện, xã trong tỉnh. Hưng Yên không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn sở hữu những địa điểm du lịch hấp dẫn và món ẩm thực đặc sản phong phú. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến mới để trải nghiệm và tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo của dân tộc, Hưng Yên chính là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến hành trình tiếp theo của mình. Hãy đến và cảm nhận sự giản dị nhưng đầy ý nghĩa của vùng đất này!
MTXD - Ở trong thời kỳ nào, thời chiến hay thời bình, những tướng lĩnh Hưng Yên luôn phát huy truyền thống quê hương, trách nhiệm, sáng tạo, tâm huyết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên mọi cương vị công tác. Những người con ưu tú ấy đã làm rạng danh quê hương, đất nước, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung, của đất và người Hưng Yên nói riêng.
MTXD - Ở trong thời kỳ nào, thời chiến hay thời bình, những tướng lĩnh Hưng Yên luôn phát huy truyền thống quê hương, trách nhiệm, sáng tạo, tâm huyết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên mọi cương vị công tác. Những người con ưu tú ấy đã làm rạng danh quê hương, đất nước, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung, của đất và người Hưng Yên nói riêng.
Mảnh đất Hưng Yên được biết đến với truyền thống văn hiến, nhất là về cử nghiệp và thi thư. Trong 845 năm nho học, miền quê này đã ghi nhận 214 vị đỗ đại khoa. Đó là chưa kể những nhân vật huyền thoại như Tống Trân - người thôn An Đỗ, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) được phong Lưỡng quốc Trạng nguyên.
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, đây là vùng đất cổ, có lịch sử truyền thống võ công và văn hiến lâu đời. Là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hoá lớn như Đỗ Thế Diên - người Cổ Liêu, Đường Hào (nay thuộc xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Yên), thi đỗ đời Lý Cao Tông (năm 1185) và làm quan đến Triều nghị đại phu; Phạm Ngũ Lão (1225 - 1320) quê Phù ủng - Ân Thi, một danh tướng đời Trần, một thi sĩ nổi tiếng; Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370) người Thổ Hoàng - Ân Thi, 12 tuổi đỗ Thái học sinh, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp, đi sứ Bắc, soạn sử Nam, đại thần của 5 đời vua Trần; Đào Công Soạn (1381 - 1458), quê Thiện Phiến - Tiên Lữ, văn chương chính sự nổi tiếng một thời; Đỗ Nhân (1474 - 1518), người Lại ốc - Văn Giang, làm quan đến Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ; Lê Như Hổ (1529 - ?), quê Tiên Châu - Tiên Lữ, nhà toán học, ngoại giao, sử học lỗi lạc; Đoàn Thị Điểm, được mệnh danh là Hồng Hà nữ sĩ, quê Giai Phạm - Yên Mỹ, dịch giả Chinh phụ ngâm nổi tiếng; Lê Hữu Trác (1720 - 1792), người Liêu Xá - Yên Mỹ, một danh y có tiếng; Chu Mạnh Trinh (1862 - 1902), quê Phú Thị - Văn Giang, nhà thơ nổi tiếng một thời.
Có Phạm Ngũ Lão, ân cần giúp dân
Có Nguyễn Trung Ngạn hai lần xuất giao
Trồng hoa, cây cảnh việc nào cũng hay
Tống Trân tài giỏi, dân cầy nhớ công”
Từ buổi đầu dựng nước của cha ông ta, nơi đây đã ghi lại chiến công hiển hách của các Lạc tướng Đặng Minh Đức, Đặng Chiêu Trung trên đất Nghĩa Trang (Mỹ Văn). Năm 214 TCN, quân Tần kéo sang xâm lược, với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân địa phương đã cùng nhau sát cánh chiến đấu trong đội quân của Trương Hoàng, Trương Tính (Trung Đạo - Yên Mỹ), của Nguyễn Bảo (Triều Dương - Tiên Lữ), lập nhiều chiến công vang dội cho nền hoà bình nước nhà.
Suốt nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Hưng Yên đã nung nấu chí khí căm thù quân xâm lược, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách thống trị nhà Đông Hán bùng nổ. Trong đội ngũ các tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa có Nguyệt Thai, Nguyệt Độ (Khoái Châu), Lã Văn Ất (Văn Giang), Hương Thảo (Ân Thi), Mã Châu (thị xã Hưng Yên), Trần Lữu (Tiên Lữ),... đã góp phần đánh đuổi thái thú Tô Định, giải phóng Luy Lâu, Chu Diên và hơn 60 thành trì khác.
Hoà cùng hào khí Việt Nam anh hùng, người Hưng Yên chảy trong mình dòng máu yêu nước, cách mạng. Bao lần Hưng Yên là chiến tuyến oanh liệt giữa quân ta và giặc ngoại xâm. Người Hưng Yên rất đỗi tự hào về truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng - những tấm gương anh hùng, các thế hệ con em Hưng Yên, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hưng Yên đã đóng góp hào hùng cho lịch sử dân tộc.
Mỗi lần nhắc đến Hưng Yên lại nhắc đến câu ca “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến” vùng đất địa linh đã hun đúc nên nhiều thế hệ người Hưng Yên hoà chung với truyền thống Việt với tinh thần yêu nước, yêu quê hương, anh dũng kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Xây dựng quê hương với nhiều nhà cách mạng, đóng góp lớn lao vào công cuộc giữ gìn và bảo vệ đất nước như Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình, Tô Hiệu, Lê Văn Lương hay cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh
Đất nước qua bao lần binh đao loạn lạc, thịnh suy. Vùng đất con người Hưng Yên cũng góp vào công cuộc giữ nước và dựng nước bao văn tài, võ tướng. Nối tiếp truyền thống cha ông, tướng lĩnh Hưng Yên dưới thời đại Hồ Chí Minh đã phát huy được tinh thần kiên trung nghĩa hiệp vì dân, vì nước quyết không sờn lòng. Tiêu biểu như trung tướng Nguyễn Bình, Đại tướng Nguyễn Quyết, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo,…
Trung tướng Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo sinh năm 1908 trong một gia đình tại làng An Phú, xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Thời trai trẻ, ông tham gia khởi nghĩa Yên Bái rồi bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo, sau tiếp tục tham gia Việt binh chắp nối xây dựng được nhiều thế trận vững chắc ở nhiều cơ sở cách mạng tại Hải Phòng; Chiến khu Đông Triều; chiến khu Duyên Hải Bắc bộ và vào Miền Nam. Ông là vị Trung tướng đầu tiên của quân đội Nhân dân Việt Nam, là người đã được Bác Hồ tin tưởng giao phó Miền Nam. Là người có vai trò to lớn trong việc thống nhất các lực lượng vũ trang ở Nam bộ trong thời kỳ Nam bộ kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta lần thứ hai vào tháng 9/1945.
Chân dung Trung tướng Nguyễn Bình
Đối diện với hiểm nguy vẫn luôn kiêm trung hết lòng vì tổ quốc, kể cả khi lãnh sứ mạng khó khăn trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến thực dân Pháp lần hai. Như Thượng tướng Trần Văn Trà từng đánh giá: “Trung tướng Nguyễn Bình là một người Cộng sản kiên trung, một tướng lĩnh quả cảm, nghĩa hiệp. Giàu đức hy sinh, lòng dũng cảm và tài thao lược…”
Công lao của ông mãi mãi sáng ngời trên đài Tổ quốc ghi công. Trung tướng Nguyễn Bình đã được Đảng nhà nước ta truy tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Hồ Chí Minh”.
Cùng với đó là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1915-1998), được sinh ra tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
Từ năm 1929, ông đã tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 1/5/1930, khi rải truyền đơn chống đế quốc, ông bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, ông được trả tự do, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Ông đã xây dựng cơ sở đảng, thành lập nhiều chi bộ và Thành uỷ lâm thời Hải Phòng.
Sau giải phóng miền Nam, từ Đại hội IV, ông tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư trung ương, trưởng Ban Dân vận Mặt trận trung ương, chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Trước Đại hội lần V, ông xin rút khỏi Bộ Chính trị, trở lại làm bí thư Thành ủy TP.HCM năm 1981.
Gần cuối nhiệm kỳ khóa V, ông được bầu bổ sung Bộ Chính trị. Tháng 12-1986 tại Đại hội lần thứ VI, ông được bầu vào Ban Chấp hành trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức tổng bí thư Ban Chấp hành trung ương.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với các đại biểu dự Đại hội Đảng VI Đại hội Đổi mới của Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Văn Linh luôn là người cộng sản kiên định và sáng tạo. Khi ông qua đời, Đảng ta trân trọng đánh giá: “Từ buổi đầu tham gia cách mạng đến khi vĩnh biệt chúng ta, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã giữ trọn danh hiệu cao quý của người đảng viên cộng sản, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hy sinh cao cả vì lý tưởng cao đẹp của Đảng. Đồng chí đã để lại cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta một tấm gương sáng về phẩm chất người cộng sản “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”, sống trung thực, thẳng thắn, chan hòa, gần gũi mọi người, giản dị và cần kiệm, ghét thói phô trương, hình thức”.
Chân dung cố TBT Nguyễn Văn Linh.
Do những công lao to lớn với cách mạng Việt Nam và bạn bè quốc tế, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác. Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng ông Huân chương vàng quốc gia. Nhà nước Campuchia tặng ông Huân chương Angkor. Nhà nước Cuba tặng ông Huân chương José Marti.
Tư duy đổi mới dân mình giầu lên
Tận trung với nước, vững bền lòng trai
Nguyễn Bình trung tướng có ai sánh bằng
Lưỡng trạng nguyên cũng được thăng
Tống Trân tài giỏi phải trăng quê mình”
Tiếp nối truyền thống và phẩm giá tốt đẹp, kiêm trung của các thế hệ tướng lĩnh đi trước, giờ đây những thế hệ nối tiếp được Đảng và Nhà nước, quân đội tin tưởng giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng đều thể hiện được tài năng và cốt cách của mình trong công việc dựng xây và bảo vệ đất nước.
Hưng Yên - một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về đội ngũ cấp tướng trong quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ quê hương ra đi để phát triển, đóng góp trí tuệ và sức lực cho tổ quốc, tướng lĩnh Hưng Yên luôn có sự gặp gỡ, trao đổi thường xuyên giữa các thế hệ để thế hệ trước bày tỏ niềm tin vào thế hệ sau. Niềm tin vào sự phát triển vững mạnh của đất nước quân đội nói chung và lực lượng vũ trang con em toàn tỉnh nói riêng. Cùng với đó là mong muốn được đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết xây dựng Đảng, quê hương, đất nước và nền quốc phòng toàn dân.
Anh hùng Liệt sỹ, đi xa vẫn gần
Với Tổ quốc anh xả thân ngại gì
Vượt qua lửa đạn, bom bi chẳng sờn
Bao người ngã xuống, danh thơm lưu chuyền
Khang trang, to đẹp, vững bền tương lai
Ghi ơn Liệt sỹ, khóc hoài nhớ anh
Anh về đất mẹ ngọt lành, ngủ yên
Quyết tâm gắng sức đáp đền tri ân.”
Lịch sử mãi ghi nhận những công lao, đóng góp của người dân Hưng Yên trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Người dân Hưng Yên mãi tự hào về truyền thống văn hoá, khoa bảng, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Trong công cuộc đổi mới hôm nay, người dân Hưng Yên sẽ không ngừng phát huy những truyền thống quý báu đó để xây dựng Hưng Yên ngày càng văn minh, giàu mạnh.
[CPA] Thông tin về Đơn vị vận chuyển Bưu chính Viettel tại TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên. Địa chỉ, hotline tổng đài (đường dây nóng), số điện thoại liên hệ của Công ty vận chuyển ViettelPost TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên.
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) – đơn vị thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), tiền thân từ Trung tâm phát hành báo chí thành lập ngày 01/7/1997 để phục vụ các cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển ViettelPost luôn tự hào mang đến quý khách hàng các giải pháp vận chuyển nhanh hàng hóa trong nước và quốc tế tại Việt Nam theo cách tối ưu nhất, với phương châm: “Nhanh, an toàn, hiệu quả và tiện lợi”. Bằng những nỗ lực không ngừng Viettel Post đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về chuyển phát với hàng loạt các bưu cục, trung tâm khai thác và mạng lưới mở rộng đến khắp 100% các tỉnh thành trên toàn quốc.
Các dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế ViettelPost đang cung cấp: Dịch vụ chuyển phát nhanh/giao hàng nhanh (VCN), Dịch vụ chuyển phát hỏa tốc (VHT), Dịch vụ chuyển phát tiết kiệm/giao hàng tiết kiệm (VTK), Dịch vụ cộng thêm, Dịch vụ chuyển phát nhanh giao hàng thu tiền/Ship COD, Dịch Vụ Logistic, Dịch Vụ Thương mại điện tử,…
Bưu cục ViettelPost TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên là một trong số các địa điểm gửi nhận hàng hóa gần đây nhất thuộc Hệ thống ViettelPost tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Bạn có thể gửi hàng tại 170 phố nối thị trấn bần mỹ hào hưng yên hoặc tham khảo thêm >> Danh sách các chi nhánh ViettelPost tại Hưng Yên, hoặc xem toàn bộ Danh bạ bưu cục ViettelPost.
Bưu cục là nơi tiếp nhận, phân phát, điều phối các đơn hàng phát sinh đến từ các sàn thương mại điện tử (như shopee, sendo, lazada, tiki…), công ty và cá nhân bán hàng online. Hy vọng bạn có thể tìm được Công ty giao nhận nhanh và uy tín tại Mỹ Hào, Hưng Yên!
Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
CHƯƠNG I TỔ CHỨC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 1. Bộ đội biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ Trung ương đến đơn vị cơ sở, đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng, bao gồm:
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng;
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển (sau đây gọi chung là Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh) Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động và tiểu khu biên phòng (nếu có) trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh.
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có Tư lệnh, các Phó Tư lệnh, cơ quan giúp việc, các trường, các đơn vị trực thuộc.
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chịu sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng trong phạm vi cả nước;
2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng có Chỉ huy trưởng, các Phó Chỉ huy trưởng, cơ quan giúp việc và các đơn vị trực thuộc;
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng chịu sự quản lý chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác biên phòng và xây dựng đơn vị;
3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động, Tiểu khu biên phòng có chỉ huy cấp trưởng, các phó chỉ huy trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị, các trường thuộc Bộ đội biên phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 4. Để bảo đảm thống nhất chỉ huy thực hiện nhiệm vụ quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và Hải đoàn biên phòng chịu sự chỉ huy của Tư lệnh Quân khu, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Chỉ huy trưởng vùng hải quân về nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến.
Ở Quân khu có Phòng biên phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho Tư lệnh Quân khu để chỉ huy, chỉ đạo Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự và sử dụng lực lượng Bộ đội biên phòng trong nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến trên địa bàn Quân khu đảm nhiệm.
Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng với Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ tư lệnh Hải quân và mối quan hệ giữa Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hải đoàn biên phòng với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Bộ chỉ huy vùng hải quân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
CHƯƠNG II QUYỀN QUYẾT ĐỊNH HẠN CHẾ, TẠM DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI, QUA LẠI BIÊN GIỚI VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUAN HỆ, PHỐI HỢP VỚI LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI,
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC TIẾP GIÁP CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 5. Quyền của Bộ đội biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động, hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới trong các trường hợp: đe dọa đến chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, địch xâm nhập, gây bạo loạn, truy bắt tội phạm nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền qua biên giới được quy định cụ thể như sau:
1. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới:
a) Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 12 giờ trong phạm vi vành đai biên giới do đồn phụ trách và phải báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, xã sở tại và các cơ quan ở khu vực biên giới.
b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 24 giờ trong khu vực biên giới thuộc phạm vi do tỉnh quản lý và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
2. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới:
a) Tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời, Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 6 giờ; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 12 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đồng thời phải thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.
b) Tại cửa khẩu chính do Chính phủ hai nước ký kết mở, trừ cửa khẩu cho người nước thứ ba qua lại, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại không quá 6 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.
3. Trước khi thời gian quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới của cấp dưới hết hiệu lực, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì cấp trên trực tiếp phải ra quyết định; và phải thông báo cho các cơ quan và nhân dân biết để thực hiện, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp xử lý;
4. Người có quyền quyết định quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Khi tình hình đã trở lại bình thường thì cấp ra quyết định hạn chế hoặc tạm dừng phải thông báo cho các cơ quan có liên quan và nhân dân biết.
5. Việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại các cửa khẩu quốc tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 6. Quan hệ, phối hợp giữa Bộ đội biên phòng Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương nước tiếp giáp trong việc thi hành các điều ước quốc tế về biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung biên giới, được quy định cụ thể như sau:
1. Đồn trưởng biên phòng được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương trong khu vực biên giới nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán do cấp có thẩm quyền chỉ định;
2. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới và tham gia các đoàn đàm phán cấp tỉnh về những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia;
3. Tư lệnh Bộ đội biên phòng quan hệ với lực lượng biên phòng nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Thủ tướng Chính phủ.
CHƯƠNG III QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BIÊN PHÒNG
Điều 7. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo,vùng biển và tại các cửa khẩu biên giới.
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại để Bộ đội biên phòng thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, giải quyết những vụ việc liên quan đến người nước ngoài và thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
2. Ban Biên giới Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn pháp luật, điều ước quốc tế về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới cho Bộ đội biên phòng;
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Điều 9. Uỷ ban nhân dân Các cấp căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và xây dựng Bộ đội biên phòng.
Điều 10. Đối với những vấn đề liên quan đến việc quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự biên giới quốc gia, xây dựng cơ sở chính trị, văn hóa xã hội, quy hoạch và xây dựng cửa khẩu, xây dựng các cụm dân cư khu vực biên giới trên đất liền, cửa khẩu, các hải đảo, vùng biển, và những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng được quan hệ trực tiếp với Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đến công tác biên phòng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trao đổi giải quyết, đồng thời báo cáo với Bộ Quốc phòng.
CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 11. Hàng năm trong kế hoạch ngân sách Nhà nước, Chính phủ ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng doanh trại, xây dựng công trình điện, nước sạch; phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn cho các đồn, trạm và đơn vị cơ động biên phòng, làm đường tuần tra biên giới.
1. Trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo theo mức 0,3 đối với người hưởng lương tính trên nền lương tối thiểu, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tính trên phụ cấp quân hàm binh nhì;
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong bộ đội biên phòng đang công tác ở các xã vùng cao biên giới, đảo xa và đã có thời gian công tác liên tục ở các vùng đó từ 5 năm trở lên, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo theo 3 mức: 0,2; 0,3; 0,4 so với lương tối thiểu:
a) Từ 5 năm đến dưới 10 năm hưởng mức 0,2.
b) Từ 10 năm đến dưới 15 năm hưởng mức 0,3.
c) Từ 15 năm trở lên hưởng mức 0,4.
Điều 13. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi đặc biệt khó khăn, gian khổ nếu bị hy sinh thì được xét xác nhận là liệt sĩ; bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên thì được xét xác nhận là thương binh; nếu bị bệnh mất sức lao động từ 61% trở lên thì được xét xác nhận là bệnh binh theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
Bộ Quốc phòng căn cứ tính chất, nhiệm vụ của từng tuyến biên giới, hải đảo thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ của Bộ đội biên phòng để thực hiện chính sách liệt sĩ, thương binh, bệnh binh theo quy định tại Điều này.
Điều 14. Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước cùng với Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Chính phủ về chế độ, hình thức khen thưởng đối với cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng hoạt động bảo vệ biên giới, hải đảo lâu năm.
Điều 15. Hàng năm Bộ đội biên phòng được ưu tiên tuyển một số thiếu niên thuộc các dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo để tạo nguồn phục vụ lâu dài trong Bộ đội biên phòng.
Giao cho Bộ Quốc phòng nghiên cứu tổ chức trường Thiếu sinh quân cho Bộ đội biên phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên.
Điều 16. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng chuyển gia đình đến định cư ở vùng cao, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến giao đất và được hưởng các chế độ trợ cấp như hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc di dân ra đảo; được chính quyền địa phương nơi đó quản lý, giúp đỡ việc làm, tạo điều kiện cho gia đình sớm ổn định đời sống.
Điều 17. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 18. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 19. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.