Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Vietnam National University, Ho Chi Minh City, viết tắt là VNU-HCM), mã đại học QS, là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 900 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.[6]

Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

Trung tâm GDQPAN ĐHQG-HCM là đơn vị giáo dục và nghiên cứu khoa học về GDQPAN cho sinh viên có quy mô lớn nhất nước với năng lực đào tạo hằng năm đạt gần 50.000 sinh viên.

© 2024 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Theo Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Logistics (LCI) cấp tỉnh của Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) công bố lần đầu tiên, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đứng đầu cả nước về năng lực cạnh tranh logistics...

Đây được xem là cơ sở thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của thành phố, tạo động lực và mở rộng dư địa cho tăng trưởng kinh tế.

Với vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi sản xuất và tiêu dùng một lượng lớn hàng hóa.

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế về vị trí địa lý khi nằm giữa các trục giao thông Bắc-Nam, Đông-Tây nên trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho các tỉnh phía Nam. Vì vậy, nhu cầu sử dụng, kết nối dịch vụ logistics trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh và giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương khác cũng như quốc tế là rất cao.

Ông Nguyễn Công Luân, Phó Trưởng Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết với những thuận lợi đặc thù về thương mại và vận tải quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có vị thế lý tưởng để trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Nam và cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 9.600 doanh nghiệp đăng ký ngành dịch vụ logistics, chiếm 36,7% số doanh nghiệp logistics cả nước. Thành phố cũng chiếm tỷ trọng 54% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp của Việt Nam với khoảng 2.700 doanh nghiệp. Đây là những doanh nghiệp hoạt động đa ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải, hậu cần, logistics, qua đó giúp Thành phố Hồ Chí Minh duy trì vị thế là địa phương dẫn đầu về logistics trong khu vực và cả nước.

Ông Trần Chí Dũng, Trưởng Ban Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cho rằng hệ thống logistics bao gồm 5 yếu tố là: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các nhà cung cấp dịch vụ logistics, các nhà sử dụng dịch vụ logistics và khung thể chế-chính sách.

Nhu cầu về logictics và số lượng doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng theo đúng quy luật cung-cầu. Về hạ tầng, ngoài mạng lưới giao thông đường bộ, Thành phố Hồ Chí Minh còn có các cảng biển giữ vai trò đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá cho cả khu vực phía Nam; trong đó Cảng Cát Lái là cảng lớn nhất cả nước với công suất 6,4 triệu TEU/năm.

Sản lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái hiện chiếm khoảng 85% tổng sản lượng hàng hóa qua các cảng phía Nam và 50% sản lượng hàng hóa qua cảng cả nước. Ngoài cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Cảng Container Quốc tế Việt Nam (VICT) - cảng container chuyên dụng đầu tiên của cả nước - đi vào hoạt động từ năm 1998 đến nay.

Đánh giá về hệ thống logistics Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Chí Dũng phân tích về cơ bản, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có cơ chế, chính sách riêng trong phát triển logistics nhưng lại là địa phương tiên phong ở một số khía cạnh liên quan.

Có thể kể đến như việc chấp thuận cho một số trường, cơ sở đào tạo đăng ký giảng dạy môn logistics từ thời điểm môn học này chưa có trong danh mục môn học trên cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương đi đầu trong việc đề xuất Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam viết đề cương, lập đề án phát triển hệ thống logistics Thành phố Hồ Chí Minh từ khá sớm.

Thêm vào đó, trong danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh luôn có các hạng mục về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải liên thông, kết nối đường bộ, cảng biển, hàng không…

Mặc dù được đánh giá cao về năng lực cạnh tranh logistics so với các địa phương khác song thực tế, hệ thống logistics của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố nói riêng, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với các tỉnh, thành phố trong Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và được định hướng trở thành đầu mối giao thông kết nối khu vực Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ, với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống đường bộ, đặc biệt hệ thống đường vành đai 2, 3, 4 chưa hoàn chỉnh, thường tắc nghẽn các tuyến đường bộ đến cảng Cát Lái, ICD Trường Thọ...

Tuyến Bắc-Nam kết nối kém với cảng biển, cảng hàng không, sản lượng thấp, tiêu chuẩn kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn đầu tư nâng cấp, chuyển đổi. Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, các ga hàng không đã hết công suất, chưa phát triển theo mô hình ga cảng hàng không nối dài.

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 1.505 nhà kho, đa số đều có diện tích nhỏ, xu hướng kho thu hẹp và chuyển dịch sang các tỉnh lân cận. Thành phố Hồ Chí Minh chưa có trung tâm logistics đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bà Đặng Minh Phương, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Thành phố Hồ Chí Minh, nêu vấn đề mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động logistics của Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều nhưng đa số đều có quy mô vừa và nhỏ, cung cấp dịch vụ riêng lẻ, khó mở rộng quy mô theo hướng phục vụ dịch vụ theo chuỗi trọn gói.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng logistics của thành phố được xem là nhỉnh hơn so với một số tỉnh thành khác nhưng chưa đồng bộ. Tốc độ phát triển hạ tầng chậm hơn nhiều so với tiềm năng, nhu cầu phát triển của ngành logistics. Trong khi các trung tâm logistics, hệ thống cảng cạn (ICD), trung tâm phân phối hiện có còn phân bố rời rạc, thiếu đồng bộ cũng là những nút thắt của hoạt động logistics, vận tải hàng hóa.

Theo bà Đặng Minh Phương, để cải thiện hoạt động logistics, cần đẩy mạnh hạ tầng kết nối thông qua quy hoạch các tuyến cao tốc, quốc lộ, hệ thống ICD, cụm cảng, bến thủy nội địa, các tuyến đường giao thông kết nối cảng với các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần có chính sách kêu gọi và hỗ trợ đầu tư các trung tâm logistics đã được quy hoạch trên địa bàn (Long Bình, Cát Lái-Phú Hữu, Linh Trung, Tân Kiên, Củ Chi, Hiệp Phước, Khu Công nghệ Cao).

Trong Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP; nâng cao vai trò đầu mối giao lưu hàng hóa trong nước và kết nối thị trường trong nước với thị trường quốc tế; góp phần giảm tỷ lệ chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10-15%.

Các chuyên gia cho rằng để đón đầu các cơ hội trong dịch chuyển chuỗi cung ứng, Thành phố Hồ Chí Minh cần hành động nhanh và tập trung hơn vào việc hoàn thiện hệ thống logistics, bao gồm: hạ tầng giao thông đường bộ, nạo vét các kênh rạch, luồng lạch ra vào cảng.

Ông Trần Chí Dũng nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh cần phải hành động nhanh hơn, mạnh hơn trong lĩnh vực logistics chứ không chỉ dừng lại ở việc xác định vai trò và xây dựng đề án mà sau nhiều năm vẫn chưa triển khai thực hiện được.

Đặc biệt, khi triển khai xây dựng mạng lưới trung tâm logistics, thành phố phải nghiên cứu kỹ và tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các tuyến đường vận chuyển với hệ thống kho, bãi để đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp./.

Trong những ngày qua, người dân đến trụ sở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an Thành phố làm thủ tục cấp hộ chiếu tăng cao. Đơn vị đã tập trung huy động tối đa nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc để tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp hộ chiếu từ 07 giờ 00 đến 17 giờ 30 hàng ngày (từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 00 đến 18 giờ 00; riêng Thứ Bảy làm việc buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30); bố trí lực lượng cán bộ điều tiết, phân luồng, hướng dẫn, tiếp  nhận hồ sơ, sẵn sàng giải quyết mọi nhu cầu chính đáng của người dân khi làm thủ tục cấp, đổi hộ chiếu. Từ ngày 01/7/2022 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận, xử lý trung bình 1.500 hồ sơ/ngày nộp trực tiếp và hơn 55 hồ sơ trực tuyến.

Cán bộ chiến sĩ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh tăng cường tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi hộ chiếu của công dân

Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá tải tại trụ sở Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, công dân cần lưu ý: (1) Trường hợp công dân đã được cấp hộ chiếu mẫu cũ trước ngày 01/7/2022 sẽ tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trong Hộ chiếu, không cần phải đổi hộ chiếu theo mẫu mới (hộ chiếu mẫu mới cấp phát từ ngày 01/7/2022 là hộ chiếu không gắn chip điện tử). (2) Công dân không bắt buộc phải đổi hộ chiếu khi thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân (trừ trường hợp Đại sứ quán nước ngoài yêu cầu khi xin visa). (3) Nếu có căn cước công dân gắn chip điện tử, công dân nên nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an http://dichvucong.bocongan.gov.vn

Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 sẽ giúp công dân không tốn nhiều thời gian di chuyển; tăng tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông. Từ các thiết bị điện tử có kết nối internet như máy tính, diện thoại thông minh… công dân có thể tự đăng ký tài khoản, điền đầy đủ thông tin đề nghị cấp hộ chiếu, thực hiện thanh toán lệ phí trực tuyến khi được cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi yêu cầu và được chuyển phát hộ chiếu đến tận nhà nếu đăng ký nhận qua dịch vụ bưu chính.

Trường hợp công dân không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ công mức độ 4 hoặc có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp thì áp dụng quy trình đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp hộ chiếu hiện hành. Để tiết kiệm thời gian, công dân nên hoàn thiện trước tờ khai cấp hộ chiếu phổ thông trực tuyến (đường dẫn khai báo tờ khai http://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn) và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ. Công dân đến Phòng Quản quản lý Xuất nhập cảnh Công an Thành phố Hồ Chí Minh nộp hồ sơ theo thời gian thông báo sẽ được tiếp nhận nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi.

Với phương châm hành động “Công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiện lợi, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian”, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Thành phố sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng của công dân; tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân với thời gian sớm nhất, không phải chờ đợi lâu./.