Cao Đẳng Nghề Bắc Giang

Cao Đẳng Nghề Bắc Giang

Các trường trung cấp nghề, Cao đẳng nghề thuộc hệ thống dạy nghề do Bộ LĐ-TB&XH quản lý. Trong khi các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, ĐH do Bộ GD-ĐT quản lý. Bên cạnh đó, hiện nay một số trường ĐH, Cao đẳng do ngành giáo dục quản lý còn có đào tạo hệ nghề (bậc trung cấp nghề và Cao đẳng nghề) với tên gọi “Cao đẳng thực hành”. Thông thường các trường tuyển sinh đào tạo hệ nghề không thi tuyển, chỉ xét tuyển theo học bạ THPT, bổ túc THPT.

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2023

Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]

Tên ngành, nghề: Quản trị khách sạn

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên

Giai đoạn 1: học trung cấp Nghiệp vụ lễ tân + Văn hóa nghề

Giai đoạn 2: học cao đẳng Quản trị khách sạn

Sau khi học xong chương trình này, sinh viên đạt được các chuẩn sau:

- Trình bày được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch trong hoạt động khách sạn và những tác động của nó về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường tại địa phương, đất nước.

- Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò,  chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn.

- Liệt kê được các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công việc ở các bộ phận.

- Trình bày được các quy trình thuộc bộ phận lễ tân: Đăng ký, đón tiếp, phục vụ trong thời gian lưu trú, thanh toán khi khách trả phòng với các đối tượng khách lẻ, đoàn, gia đình.

- Trình bày được các quy trình vệ sinh buồng khách đang lưu trú, trả, trống.

- Trình bày được các quy trình đặt bàn ăn kiểu Âu, Á.

- Trình bày được một số công thức món ăn Âu, Á.

- Trình bày được một số công thức một số loại nước uống có cồn, không cồn.

- Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng.

- Có kiến thức công nghệ thông tin đạt chuẩn “Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản” của Bộ Thông Tin & Truyền Thông theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

- Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt – Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị.

- Chăm sóc khách hàng và giải quyết được phàn nàn có hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị tại các bộ phận: Lễ tân, nhà hàng, buồng, bar, bếp.

- Thực hiện thành thạo các quy trình thuộc bộ phận lễ tân: Đăng ký, đón tiếp, phục vụ trong thời gian lưu trú, thanh toán khi khách trả phòng với các đối tượng khách lẻ, đoàn, gia đình.

- Thực hiện thành thạo quy trình vệ sinh buồng khách đang lưu trú, trả, trống.

- Thực hiện thành thạo quy trình đặt bàn ăn kiểu Âu, Á.

- Thực hiện phục vụ khách ăn, uống kiểu Âu, Á.

- Thực hiện được các món ăn Âu, Á.

- Pha chế được một số loại nước uống có cồn, không cồn.

- Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm.

- Có năng lực Tiếng Anh bậc tương đương 3/6 Khung năng lực Ngoại ngữ của Việt Nam.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Hình thành phong thái phục vụ lịch sự, nhã nhặn.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khu vực phục vụ.

4. Vị trí  việc làm sau tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học đạt tiêu chuẩn làm việc ở các vị trí như: Giám đốc bộ phận hoặc trưởng các bộ phận: Nhà hàng, lễ tân, buồng, bếp tại các khách sạn, resort, nhà hàng từ 3 sao trở lênhoặc quản lý khách sạn vừa và nhỏ.

Người học có thể tự lập, kinh doanh các dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoặc các dịch vụ du lịch và có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng học liên thông để đạt trình độ đại học thuộc chuyên ngành đã được đào tạo; tiếp thu, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong phạm vi nghề Quản trị khách sạn.

- Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời./.