NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
Từ vựng tiếng Anh liên quan đến “người đi làm”
Ngoài việc tìm hiểu “người đi làm” tiếng Anh là gì, bạn cũng cần biết một số từ vựng liên quan để ngữ cảnh để dùng từ chỉ “người đi làm” một cách chính xác hơn. Trong 6 từ chỉ người lao động kể trên, mỗi từ phù hợp với một hoặc nhiều ngữ cảnh khác nhau. Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh cho người đi làm. “worker” chỉ người lao động, công nhân trong các nhà máy, công xưởng,… Một số từ ngữ liên quan đến “worker” mà bạn có thể dùng gồm:
Tương tự, một số từ có thể chứa “staff” hoặc kết hợp với “staff” gồm:
“Staff” chỉ nhân viên của một tổ chức, công ty.
Từ “employee” thường nằm trong một số cụm từ có nghĩa liên quan đến nhân sự công ty, ví dụ như:
Từ “labourer” thường chỉ người lao động chân tay, một số từ chứa “labourer” là:
“Clerk” dùng trong 2 trường hợp chính, chỉ người làm việc liên quan đến hồ sơ giấy tờ trong văn phòng, hoặc chỉ người làm việc tại các cửa hàng. Những cụm từ liên quan đến “clerk” mà bạn có thể gặp gồm:
“Clerk” còn chỉ người làm việc ở quần thu ngân của các cửa hàng.
“Personnel” thường dùng với ngụ ý số nhiều, chỉ nhân sự của các phòng ban.
Thông qua những từ vựng trên, chắc chắn bạn đã biết “người đi làm” tiếng Anh là gì, cũng như những từ ngữ tiếng Anh đồng nghĩa, gần nghĩa với “người đi làm”. Tùy thuộc vào ý nghĩa và ngữ cảnh của đoạn văn, cuộc hội thoại mà bạn nên chọn từ mô tả phù hợp. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu “người đi làm” tiếng Anh là gì, đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa 6 từ tiếng Anh chỉ “người đi làm”. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong hàng loạt từ vựng mà học viên được trau dồi trong các khóa học tiếng Anh online chắc chắn giỏi dành cho người đi làm tại Aten English. Liên hệ ngay để được tư vấn và đăng ký khóa học nhé!
Khi chia sẻ những chuyến đi của mình, tôi hay nhận được những xuýt xoa kiểu như “Em cũng thích được đi như vậy, nhưng không đi được…” Và sau đó là rất nhiều lý do được liệt kê để giải thích cho mong ước không thành sự thật ấy.
Thời gian và tiền bạc là hai rào cản lớn nhất ngăn trở những chuyến du lịch. Ta thường nghe rất nhiều những câu: “Bận quá, không thể sắp xếp được thời gian đi đâu”, hay “Tốn tiền quá, không có đủ tiền để đi”.
Nghe những câu này, tôi thường diễn dịch ra rằng: “Du lịch hiện không phải là ưu tiên của tôi, tôi muốn dành thời gian đó để làm những việc khác, tôi muốn để dành số tiền đó cho những việc quan trọng hơn”.
Những lý do ấy không có gì sai cả, và trên thực tế, du lịch không phải bao giờ cũng là ưu tiên hàng đầu, nhất là trong những trường hợp đặc biệt như các chị em sắp hoặc mới sinh em bé và những người có vấn đề về sức khoẻ. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, nếu bạn đã thích đi, thì bất kỳ ai cũng có thể thực hiện những chuyến du lịch bụi. Tiền bạc, thời gian, và kể cả những ràng buộc như vợ chồng con cái không phải là những vấn đề không thể sắp xếp được nếu bạn thực sự muốn lên đường. Bạn không cần phải bỏ việc, hay bán cả gia tài để thực hiện một chuyến du lịch bụi. Bạn không cần phải đi lang thang vô định suốt vài tháng một năm, mà có thể thực hiện nhiều chuyến đi ngắn ngày khi thời gian cho phép. Tôi đã học được cách vượt qua những rào cản bằng cách sắp xếp thứ tự cho những ưu tiên, phân bổ và cân bằng thời gian, và lên kế hoạch cũng như tiết kiệm tiền cho những ưu tiên của mình.
Có rất nhiều nỗi sợ khi đi du lịch bụi. Đối với những người chưa đi xa bao giờ, một nỗi lo lắng thường thấy là không biết đi lại thế nào, lỡ không đến được điểm mình muốn đến mà lạc mất thì sao. Bản thân tôi có một khuyết điểm là mù phương hướng, có thể dễ dàng đi lạc ở ngay chính thành phố mình sinh ra và sinh sống gần 30 năm, nên việc đi lạc ở một thành phố lạ là điều khó tránh khỏi. Do đó, để hạn chế việc đi lạc, đi đâu tôi cũng đều nghiên cứu trước bản đồ và lưu lại rất kỹ địa chỉ khách sạn hoặc nơi mình muốn đến, trước mỗi chuyến đi đều download về điện thoại rất nhiều app chỉ đường hoặc phiên dịch tiếng địa phương.
Và khi đã trải qua rất nhiều chuyến du lịch bụi, tôi nhận ra rằng điều tuyệt vời nhất ai cũng nên trải qua khi đi du lịch đó là đi lạc. Chính từ những lần đi lạc bạn mới có thể khám phá ra những góc đặc biệt của nơi chốn ấy, những góc mà chưa thể hiện trên bản đồ du lịch. Cũng chính từ những lần đi lạc mà bạn còn có thể làm quen thêm với vài con người hay ho hoặc tốt bụng, có thể giúp chỉ đường hoặc cùng đi lạc chung với bạn. Đi lạc là một cách để bạn khám phá thế giới được nhiều hơn, và sâu hơn.
Tôi sợ cảm giác cô đơn khi lạc lõng giữa một nơi xa lạ và những con người xa lạ, nhất là những khi đi du lịch một mình. Điều đó làm tôi ngại ngần thực hiện những chuyến đi bụi một mình, mãi đến khi dòng đời đưa đẩy, phải một thân một mình nơi đất khách trong một chuyến công tác đến Seoul, tôi mới nhận ra đi một mình thích biết bao nhiêu. Bạn dường như không có thời gian để cô đơn, nếu bạn có một lịch trình kỹ lưỡng về những nơi nên đến, và những việc mình thích làm. Tôi vẫn nhớ cảm giác phấn khích khi đeo ipod nghe nhạc đi dạo một mình ở Seoul, hay lang thang shopping mà không sợ ai phàn nàn, và khi buồn thì có thể nhìn xung quanh bắt chuyện với những người lạ, và biến những người lạ thành người-quen và còn có thể thành bạn, điều mà khi đi theo nhóm tôi ít khi nào chịu làm. Hãy lên lịch trình, và list những việc mình thích làm khi ở một mình, cũng như mạnh dạn kết bạn khi có cơ hội, là những cách giúp bạn tận hưởng cảm giác cô đơn khi đi du lịch.
Là con gái mà đôi lúc khá liều lĩnh và thích những chuyến phiêu lưu mạo hiểm như đi phượt xe máy, đi leo núi tắm thác, hay đi chơi với người lạ, tôi cũng rất lo những chuyện không may có thể xảy ra trên đường. Cơ địa tôi lại không phù hợp với những chuyến đi xa, đi bất kỳ đâu, chỉ cần quá 1 ngày, cơ thể đều có thể bị dị ứng nổi chàm và ngứa khắp người. Nhưng bệnh thì luôn có thuốc chữa, và những mạo hiểm thì luôn có phương án đề phòng. Nguyên tắc của tôi là không bao giờ làm những chuyện mạo hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng, luôn chọn bạn đường đáng tin cậy và dịch vụ chất lượng cao (nếu chơi những trò mạo hiểm). Nếu đến nhà người lạ hoặc đi chơi với người lạ (trong trường hợp ở nhờ/ couchsurfing) thì phải luôn tìm hiểu rõ lai lịch và những review của cộng đồng về thành viên này. Nếu đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi tình huống, bạn sẽ hạn chế rủi ro không an toàn đến mức tối đa. Và kinh nghiệm cho thấy, những chuyện không hay chỉ là thiểu số, trong khi thế giới luôn có rất nhiều điều tốt đẹp và nhiều người tốt bụng đang chờ ta.
Tóm lại, nếu phải kể ra những lý do để không đi, thì có thể liệt kê ra rất nhiều rào cản và nỗi sợ. Những trên tất cả, những gì tôi có được trong và sau những chuyến đi vẫn đáng giá, đủ để tôi có thể vượt qua những nỗi sợ kia. Đó không chỉ là những giờ phút vui vẻ khi đi chơi, mà còn là một phần mới của thế giới mà tôi khám phá được, một góc nhìn mới về cuộc sống mà tôi chưa bao giờ thấy, những con người mới mà tôi được làm quen, và những trải nghiệm mới đủ để tôi ghi nhớ đến suốt cuộc đời.
Tôi đã dần làm quen với những nỗi sợ khi đi du lịch và học được cách vượt qua những nỗi sợ ấy bằng những kỹ năng du lịch.
Ngẫm lại, không chỉ du lịch bụi, mà trong cuộc sống trước bất kỳ quyết định cuộc đời nào cũng luôn có vô vàn nỗi sợ và rủi ro. Nhưng nếu niềm tin về thành quả và giá trị đạt được sau cùng của bạn đủ lớn, bạn sẽ luôn tìm ra cách để vượt qua những rào cản kia.
Đường ở dưới chân ta, cứ đi, rồi sẽ đến.