Bắc Từ Liêm Đến Cầu Giấy

Bắc Từ Liêm Đến Cầu Giấy

Chắc hẳn nhiều bạn đang có chung thắc mắc như tôi ngày trước, Nam Từ Liêm cách Cầu Giấy bao xa nhỉ? Liệu việc di chuyển giữa hai quận này có thuận tiện hay không? Hôm nay, hãy cùng VISCO tìm hiểu về khoảng cách cũng như sự thay đổi địa giới hành chính giữa hai quận này nhé!

Điều Chỉnh Địa Giới Giữa Quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm

Bên cạnh đó, toàn bộ phần diện tích đất tự nhiên của tổ dân phố số 28 Mai Dịch (thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) cũng sẽ được chuyển về phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy quản lý. Diện tích điều chỉnh là 1,86ha, với dân số khoảng 703 người.

Thay Đổi Địa Giới Hành Chính Giữa Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm

Tin vui cho các bạn thường xuyên di chuyển giữa các quận này, theo đề nghị của UBND Thành phố, sẽ có sự điều chỉnh địa giới hành chính giữa Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, sinh hoạt và làm việc.

Lợi Ích Của Việc Điều Chỉnh Địa Giới Hành Chính

Theo UBND Thành phố, việc điều chỉnh này dựa trên cơ sở khoa học và hợp lý, nhằm:

Việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm là một bước tiến quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực đối với người dân và sự phát triển chung của thành phố. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Ngày 16/3, tại phiên họp toàn thể lần thứ 34, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra Tờ trình và Đề án của Chính phủ về việc thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố, trong đó có việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy thuộc thành phố Hà Nội.

Chính phủ đề nghị điều chỉnh 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) về phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) và điều chỉnh 1 tổ dân phố (Tổ 28 – Tập thể Bệnh viện 19-8) thuộc địa giới hành chính của phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) về phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy).

Theo Chính phủ, hiện nay, 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân (gồm các tổ 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 và 32) tuy thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) nhưng toàn bộ cư dân thuộc 8 tổ dân phố này đều đăng ký hộ khẩu thường trú và thực hiện mọi giao dịch hành chính, dân sự tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (bao gồm cả việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở).

Việc quản lý dân cư không theo địa giới hành chính tại khu vực này bắt đầu từ năm 1982, sau đó có quyết định của UBND huyện Từ Liêm năm 1992 và UBND thành phố Hà Nội năm 2007 giao quận Cầu Giấy quản lý toàn diện đối với 8 tổ dân phố này.

Tương tự như vậy, theo Bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính 364 thì Tổ dân phố số 28 – Tập thể Bệnh viện 19-8 thuộc địa giới hành chính của phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) nhưng dân cư của tổ dân phố này cũng do phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) quản lý. Quá trình này hình thành từ năm 1976 mà không có quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền (khu vực Bệnh viện 19/8 vốn thuộc địa giới xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm nên khu tập thể cán bộ, công nhân viên ở liền kề cũng ghi địa chỉ theo Bệnh viện để thuận tiện cho việc làm thủ tục hành chính).

Theo Đề án của Chính phủ, việc phường Nghĩa Tân, phường Mai Dịch của quận Cầu Giấy thực hiện quản lý dân cư tại các tổ dân phố nằm ngoài địa giới hành chính của đơn vị mình là không đúng quy định của pháp luật, chồng chéo về thẩm quyền trong quản lý cư trú, quản lý địa giới và an ninh trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng đến người dân trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân. Chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã nhận thức rõ vấn đề này và đã có chỉ đạo giải quyết theo hướng: Đối với các tổ dân phố đang được các quận, các phường quản lý ngoài địa giới hành chính thì phải thực hiện bàn giao để quản lý theo đúng địa giới hành chính và các quy định của pháp luật về quản lý dân cư.

Tuy nhiên, theo Tờ trình của Chính phủ, hướng giải quyết nêu trên của thành phố Hà Nội không nhận được sự đồng thuận của người dân ở các địa phương này do sợ bị ảnh hưởng, xáo trộn cuộc sống, thay đổi các loại giấy tờ, hộ khẩu nên có nhiều đơn thư kiến nghị, phản ánh vượt cấp.

Các ủy viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, mặc dù việc quản lý dân cư nằm ngoài địa giới hành chính trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm là chưa đúng với nguyên tắc về quản lý hành chính nhà nước, chưa phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý dân cư, quản lý đất đai… nhưng đây là vấn đề do lịch sử để lại, đã kéo dài nhiều năm, cần có giải pháp phù hợp để giải quyết dứt điểm.

Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, đặc biệt là mong muốn, nguyện vọng của người dân và bảo đảm tính ổn định trong quản lý hành chính, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với phương án của Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính tại các khu vực có liên quan để tránh ảnh hưởng, xáo trộn đến đời sống của nhân dân.

Một số đại biểu cho rằng, qua rà soát, trên địa bàn phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm có 2 tổ dân phố (Tổ 28 và Tổ 29 - Tập thể Bệnh viện 19-8) đang do phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy thực hiện quản lý dân cư nhưng Chính phủ chỉ đề nghị điều chỉnh diện tích tự nhiên và dân số của Tổ 28 sang phường Mai Dịch quản lý, còn đối với Tổ 29 thì không đề nghị vì cử tri ở phường Mỹ Đình 2 không đồng ý. Do đó, ý kiến này đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội làm rõ giải pháp xử lý đối với việc quản lý dân cư trên địa bàn tổ dân phố số 29.

Ngoài ra, chính quyền thành phố Hà Nội làm rõ giải pháp, xác định rõ trách nhiệm, thời hạn, kinh phí thực hiện bàn giao, chuyển đổi các loại giấy tờ cho người dân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; nghiên cứu phương án miễn phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thay đổi con dấu, giấy tờ./.

Xí nghiệp cấp nước sạch Cầu Giấy đề nghị nhân dân sử dụng nước tiết kiệm và chia sẻ khó khăn với đơn vị cấp nước. Ảnh minh họa

Ngày 13/9, Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy (Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội) ban hành thông báo điều tiết cấp nước theo khu vực.

Thông báo nêu: Do ảnh hưởng của lũ lụt, nguồn nước thô cấp cho các nhà máy nước đang suy giảm dẫn đến sản lượng cấp nước trên địa bàn thiếu khoảng 15.000m3/ngày, đêm.

Để bảo đảm cấp nước trên địa bàn 2 quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, sau 9h ngày 13/9, đơn vị cấp nước sẽ thực hiện cấp nước theo giờ. Cụ thể:

Từ 6h-16h: 8 phường thuộc quận Cầu Giấy và các phường Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Từ 16h-6h: Các phường Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Trao đổi với báo chí, đại diện đơn vị cấp nước cho biết, do bùn thượng đổ về nhiều dẫn đến nhà máy nước Bắc Thăng Long phải điều chỉnh để bảo đảm chất lượng nước phát ra mạng lưới. Bên cạnh đó, kênh thủy lợi cấp nước cho nhà máy mới dưới báo động 2, do đó việc mở cửa lấy nước đang hạn chế tránh bùn vào.

Hiện nay lượng nước nhà máy đang là 150.000m3/ngày, đêm nay chỉ còn 120-130.000m3. Do đó trong thời gian này, Xí nghiệp cấp nước sạch Cầu Giấy đề nghị nhân dân sử dụng nước tiết kiệm và chia sẻ khó khăn với đơn vị cấp nước. "Đơn vị đang cố gắng hết sức để khắc phục và ổn định cấp nước. Dự kiến nước sẽ được cấp bình thường từ Chủ nhật (15/9)", vị đại diện nói.